VỮNG VÀNG VĂN PHẠM TIẾNG ANH

Chào bạn,

Có thể bạn từng giống như mình – một người học tiếng Anh đã lâu từ những năm tháng thời đi học, lên đại học vẫn tiếp tục học tiếng Anh để đủ tín chỉ tốt nghiệp ra trường, hay từng luyện thi TOEIC hoặc IELTS ở một vài trung tâm để lấy một tấm bằng tiếng Anh quốc tế đi xin việc làm. Nhưng khi nhìn lại một chặng đường dài học tiếng Anh, bạn vẫn cảm thấy mớ kiến thức tiếng Anh mình từng học hết sức mơ hồ và rời rạc, và mỗi khi cần dùng tiếng Anh là bạn lại thấy sợ hãi.

Cảm giác sợ hãi ấy đến từ việc ta chưa thực sự hiểu những gì mình đã học và không biết ứng dụng vào thực tế như thế nào. Nói đơn giản, bạn như một người bị mất gốc tiếng Anh nên phần cành nhánh bên trên rất dễ lung lay.

Nhiều người chỉ học tiếng Anh trên ngọn mà không hiểu được bản chất ngôn ngữ từ gốc.

khoa-hoc-vung-vang-van-pham-tieng-anh-2

Làm thế nào để biết mình có bị mất gốc tiếng Anh? Hãy thử làm một bài test nhỏ bằng cách xem qua hai câu sau đây:

  • I like very much apples.
  • I very much like apples.

Trong hai câu trên, bạn có nhận diện được câu nào đúng, câu nào sai? Và nếu sai, vì sao sai? Mất gốc tiếng Anh là việc bạn không có năng lực nhìn ra câu đúng, câu sai trong tiếng Anh cũng như không thể nhìn ra được form (hình thức) và function (chức năng) của các thành phần trong một câu tiếng Anh thông thường. Ngược lại, có gốc tiếng Anh là có năng lực kiểm soát câu và đảm bảo được một câu bạn viết hay nói ra là đúng văn phạm.

Có những người có thể nói tiếng Anh rất sõi, bắn tiếng Anh vèo vèo khi gặp người nước ngoài nhưng chưa chắc họ đã nói tiếng Anh đúng nếu không có gốc tiếng Anh. Chẳng hạn như những em bé người dân tộc ở những điểm du lịch hay những bác tài xế xích lô nói tiếng Anh bồi.

Vì sao bạn nên vững văn phạm tiếng Anh?

Nếu bạn muốn luyện nghe nói tiếng Anh để giao tiếp với người nước ngoài khi đi du lịch, bạn không cần phải đầu tư quá nhiều tâm sức học văn phạm tiếng Anh. Nhưng nếu bạn muốn đi du học hay làm việc trong môi trường công ty quốc tế, hay đơn giản chỉ là muốn trở thành một công dân toàn cầu, thì khả năng đọc hiểu tài liệu và viết tiếng Anh chuẩn văn phạm thực sự rất cần thiết, bởi bạn sẽ phải viết rất nhiều bài luận hay email, báo cáo, v.v. thường xuyên.

Hãy thử tưởng tượng một người Mỹ viết một bài luận bằng tiếng Việt chỉ khoảng 250 từ, nhưng tất cả đều hoàn toàn đúng văn phạm tiếng Việt chứ không phải kiểu câu cú vụng về, đầy lỗi chính tả và ngữ pháp của một người mới học tiếng. Chắc hẳn bạn sẽ hết sức ngạc nhiên về khả năng viết tiếng Việt của người Mỹ ấy. Điều tương tự cũng xảy ra khi một vị giám khảo IELTS, một vị giáo sư hay một người sếp nước ngoài đọc được một bài luận hay một email chuẩn chỉnh văn phạm của bạn – một người Việt đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Và đó là lợi ích to lớn của việc vững văn phạm tiếng Anh.

Nỗi ám ảnh mang tên “văn phạm tiếng Anh”

Nhắc đến văn phạm hay ngữ pháp tiếng Anh (grammar), hầu như người học nào cũng cảm thấy sợ hãi và ngán đến tận cổ, bởi chúng ta đã mất quá nhiều năm học văn phạm từ thời trung học lên đến phổ thông rồi đại học, mà học hoài học mãi vẫn không tài nào nhớ hết được các chủ điểm văn phạm quen thuộc (như 12 thì, câu điều kiện, câu tường thuật, v.v.). Mỗi khi nghĩ tới văn phạm, trong đầu ta chỉ liên tưởng tới những câu trắc nghiệm đúng sai, những quy tắc quy luật mà è cổ ra học hoài vẫn quên, bởi ta chỉ mới học trên ngọn mà không hiểu được bản chất ngôn ngữ từ gốc.

Lẽ ra nếu học theo hệ tiếng Anh của chương trình giáo dục phổ thông, ta đã phải am hiểu văn phạm rành rọt và ứng dụng được vào thực tế chứ không phải ù ù cạc cạc như hiện tại. Cách dạy thiếu hệ thống lẫn tính khoa học của nhà trường khiến cho văn phạm tiếng Anh trở thành một cái rừng mông lung mịt mờ với người học. Cách tiếp cận văn phạm theo kiểu truyền thống này cũng giống như một người nhìn một cái cây chỉ săm soi đếm xem cái cây có bao nhiêu cành nhánh, trên mỗi cành nhánh có bao nhiêu cái lá và là những loại lá gì (tập trung vào các chủ điểm văn phạm), thay vì nhìn tổng thể cái cây hay bức tranh toàn cảnh (tập trung vào cái gốc, không quan tâm tới tiểu tiết).

Nỗi ám ảnh mang tên “văn phạm tiếng Anh”

Nhắc đến văn phạm hay ngữ pháp tiếng Anh (grammar), hầu như người học nào cũng cảm thấy sợ hãi và ngán đến tận cổ, bởi chúng ta đã mất quá nhiều năm học văn phạm từ thời trung học lên đến phổ thông rồi đại học, mà học hoài học mãi vẫn không tài nào nhớ hết được các chủ điểm văn phạm quen thuộc (như 12 thì, câu điều kiện, câu tường thuật, v.v.). Mỗi khi nghĩ tới văn phạm, trong đầu ta chỉ liên tưởng tới những câu trắc nghiệm đúng sai, những quy tắc quy luật mà è cổ ra học hoài vẫn quên, bởi ta chỉ mới học trên ngọn mà không hiểu được bản chất ngôn ngữ từ gốc.

Lẽ ra nếu học theo hệ tiếng Anh của chương trình giáo dục phổ thông, ta đã phải am hiểu văn phạm rành rọt và ứng dụng được vào thực tế chứ không phải ù ù cạc cạc như hiện tại. Cách dạy thiếu hệ thống lẫn tính khoa học của nhà trường khiến cho văn phạm tiếng Anh trở thành một cái rừng mông lung mịt mờ với người học. Cách tiếp cận văn phạm theo kiểu truyền thống này cũng giống như một người nhìn một cái cây chỉ săm soi đếm xem cái cây có bao nhiêu cành nhánh, trên mỗi cành nhánh có bao nhiêu cái lá và là những loại lá gì (tập trung vào các chủ điểm văn phạm), thay vì nhìn tổng thể cái cây hay bức tranh toàn cảnh (tập trung vào cái gốc, không quan tâm tới tiểu tiết).

Cơ duyên mình học văn phạm tiếng Anh

Một trong những cơ duyên lớn nhất trong đời mình là được học tiếng Anh trực tiếp với cố Giáo sư Lê Tôn Hiến của trường Kinh Luân. Hồi năm lớp 12, có lần mình từng đi một nhà sách ở quê và mua được quyển sách A Practical English Grammar for Vietnamese Learners của thầy. Lên Sài Gòn học đại học, hành trang của mình mang theo là quyển sách Grammar ấy, thi thoảng lôi ra đọc nhưng trình độ lúc đấy cũng chưa đủ hiểu nên đành gấp sách lại để trong một góc. Mãi đến khi ra trường, lúc đó mình mới thi TOEIC xong và đang tính học lên IELTS nên mới tìm trung tâm để học, bất chợt lần giở quyển sách Grammar cũ và vô tình tìm thấy địa chỉ của trường Kinh Luân.

Trước khi theo học thầy Hiến, bản thân mình cho rằng vốn liếng tiếng Anh của mình khá ổn bởi vì mình đã học tiếng Anh trong suốt 4 năm đại học, có bằng B tiếng Anh khi ra trường, sau đó mình dành nửa năm luyện thi TOEIC với mức điểm tương đối cao (785/990), cũng như rất chăm đi tham gia các câu lạc bộ luyện nói tiếng Anh và đủ tự tin để bắn tiếng Anh vèo vèo với người nước ngoài. Nhưng khi làm bài test đầu vào để xếp lớp, những bí quyết mình tích lũy được từ mấy lớp luyện thi đều không giúp ích gì cho mình trong bài test đó. Kết quả là điểm văn phạm của mình thấp lè tè và mình chưa đủ trình để học lớp IELTS mà cần học từ lớp Grammar đầu tiên của trường – giáo trình cũng chính là cuốn sách mình từng mua năm xưa.

Phương pháp học văn phạm dành riêng cho người Việt

Với những bạn đọc quen thuộc trên blog mình, có thể các bạn đã từng nghe mình nhắc đến Giáo sư Lê Tôn Hiến và trường Kinh Luân ở một số bài viết, bởi thầy Hiến là một trong hai người thầy vĩ đại có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của mình. Với những bạn khác, có thể bạn chỉ mới nghe tên tuổi của thầy lần đầu, bởi vì bây giờ có quá nhiều thầy cô dạy tiếng Anh nổi rần rần trên mạng. Nếu thử tìm kiếm trên Google, bạn sẽ chỉ tìm ra kết quả là các bài viết trên blog hay fanpage của mình lập ra để tri ân thầy. Kể từ lúc thành lập từ năm 1968 cho đến lúc đóng cửa vào năm 2020, trường Kinh Luân chưa bao giờ quảng cáo trên bất cứ phương tiện truyền thông nào, mà trường vẫn hoạt động được hơn 50 năm cũng là nhờ uy tín và tên tuổi của Giáo sư Lê Tôn Hiến.

Giáo sư Lê Tôn Hiến là một trí thức dưới chế độ cũ. Tên tuổi của thầy rất nổi tiếng với thế hệ học sinh trước năm 1975. Thầy là người sáng lập trung tâm ngôn ngữ và công nghệ đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 1986, cũng là người đưa chiếc máy tính cá nhân đầu tiên vào sử dụng ở trung tâm khi nó mới phát minh trên thế giới vào năm 1984. Sinh sống và dạy đại học ở Mỹ hơn 20 năm, Giáo sư Lê Tôn Hiến hiểu được những khó khăn của người Việt khi học tiếng Anh và đã biên soạn một bộ sách văn phạm hết sức công phu dành riêng cho người Việt. Trong những năm tháng cuối đời, thầy chuyển về Việt Nam sinh sống và dạy học ở trường Kinh Luân cho đến khi qua đời vào năm 2018.

Mình may mắn là lứa học trò cuối cùng được học với Giáo sư Lê Tôn Hiến. Mình đã theo học thầy trong 4 năm liên tục từ khóa cơ bản nhất là văn phạm lên tới khóa cao nhất là dịch thuật, cũng như tham gia trong nhóm ban tổ chức các khóa Life Values (Giá trị sống) của trường. Điều mình tiếc nuối nhất khi thầy mất đó là trường Kinh Luân sau đó cũng đóng cửa vì không còn vị hiệu trưởng duy trì, và những kiến thức tinh hoa về tiếng Anh mà thầy truyền dạy không còn được lan tỏa tới những người hữu duyên.

KHÓA HỌC "VỮNG VÀNG VĂN PHẠM TIẾNG ANH"

Với sự ái mộ dành cho Giáo sư Lê Tôn Hiến, mình rất muốn tiếp nối ngọn lửa của thầy như biểu tượng phượng hoàng lửa của trường Kinh Luân. Sau một thời gian ấp ủ, mình có mở một khóa học nho nhỏ dành cho những bạn nào bị mất gốc tiếng Anhmuốn trau dồi văn phạm tiếng Anh theo phương pháp của cố Giáo sư Lê Tôn Hiến. Mình không dám tự nhận là thầy mà chỉ xem bản thân như một mentor có thể hướng dẫn cho bạn trên con đường tự học tiếng Anh. Vai trò của mình là giúp bạn nhìn thấy được cái cây cổ thụ tiếng Anh từ gốc, cũng như trao cho bạn một tấm bản đồ định hướng để bạn có thể bước tiếp trên hành trình tự học tiếng Anh sau này.

Chương trình học của mình sẽ bao gồm một số khóa nhỏ dựa trên 2 cuốn sách văn phạm của Giáo sư Lê Tôn Hiến. Các khóa học sẽ được cá nhân hóa tùy theo sức học của từng bạn nên hãy liên hệ với mình để được tư vấn chi tiết về lộ trình học.

A Practical English Grammar for Vietnamese Learners

  • Nắm phương pháp 5 mẫu câu để kiểm soát câu
  • Hiểu về hình thức (form) & chức năng (function) trong tiếng Anh
  • Nắm vững các từ loại chính (Part of speech)
  • Biết cách tạo lập các cụm từ (Phrases)
  • Biết cách phân tích thành phần câu cơ bản
  • Biết cách tạo nên sự hòa hợp giữa các thành phần câu

A Handbook of English Sentence Writing

  • Nắm vững 4 kiểu câu tiếng Anh
  • Biết cách tạo lập các mệnh đề (Clauses)
  • Học cách dùng 3 loại Verb đặc biệt: Gerund, Participle, Infinitive
  • Hiểu về cách diễn đạt tư tưởng và thực tế
  • Nắm bí quyết viết câu và gọt giũa câu hiệu quả
  • Học vẻ đẹp của mỹ từ pháp trong tiếng Anh

Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh không phải là bạn có bao nhiêu giáo trình hay tài liệu,
mà là bạn thấm nhuần một giáo trình tới đâu...

Vì sao bạn có thể tin tưởng mình?

  • Mình đã hoàn thành chứng chỉ TESOL 150 giờ (Teaching English to Speakers of Other Languages) – chứng chỉ dành cho giáo viên tiếng Anh giảng dạy cho những ai không phải người bản xứ – của Đại học Bang Arizona (Mỹ).
  • Hiện tại mình là biên tập viên mảng sách nước ngoài, được tiếp xúc với nhiều nguồn sách tiếng Anh từ các nhà xuất bản lớn trên thế giới, cũng như có cơ hội làm việc với nhiều dịch giả ở trong và ngoài nước trong công tác dịch thuật, biên tập.
  • Bản thân mình cũng tự hào là một trong những học viên đã học hết các khóa học của cố giáo sư Lê Tôn Hiến tại trường Kinh Luân để tiếp thu được những kiến thức quý báu thầy truyền dạy.

Chúng mình sẽ học thế nào?

Hình thức học: online qua Google Meet (2-3 buổi/tuần).

Là một người hướng nội, mình không mở lớp đại trà mà chỉ nhận kèm 1-2 bạn ở một thời điểm. Khóa học không quảng cáo, ai thấy có duyên vui lòng liên hệ mình đăng ký và xếp lịch. Học phí như học kèm gia sư, mình sẽ báo chi tiết sau khi trao đổi và thấy hai bên phù hợp để đi chung lộ trình với nhau.

Rất cảm ơn bạn đã đọc đến đây và hẹn gặp bạn nếu ta có duyên với nhau.

Đăng ký học