Nếu ví von mỗi sinh viên như một quyển sách thì CV (Curriculum Vitae – Sơ yếu lý lịch) chính là bìa sách để nhà tuyển dụng quyết định có lựa chọn bạn đến vòng phỏng vấn hay không. Việc chuẩn bị một bản CV hoàn hảo để vượt qua “vòng gửi xe” của các công ty tuyển dụng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với sinh viên.
Trên thực tế, việc sinh viên ứng tuyển vào bất cứ một công việc nào cũng như chúng ta đang rao bán hàng. Hàng ở đây chính là sức lao động, kiến thức, năng lực cá nhân và thời gian; còn lương chính là giá của món hàng đó. Trong cuộc mua bán này, các công ty cũng trao đổi với bạn về một vị trí làm việc, cơ hội thăng tiến và những mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực. Nếu hàng tốt thì giá sẽ cao và ngược lại, nên ai cũng phải cố gắng làm cho mình tốt hơn mới mong bán được giá cao.
Viết CV cũng như xây một ngôi nhà, cần phải có đủ nguyên liệu cần thiết như gạch, đá, xi măng v.v. Tất nhiên chúng ta sẽ không thể nào viết được một bản CV khi không có gì trong tay cả. Trong khuôn khổ bài viết, tôi sẽ chia sẻ với bạn cách viết CV cơ bản dành cho những ai chưa có kinh nghiệm trong việc viết CV.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
3. Trình độ học vấn
4. Kinh nghiệm làm việc
5. Hoạt động ngoại khóa
6. Thành tích, giải thưởng
7. Kỹ năng
8. Sở thích
Có rất nhiều cách viết CV khác nhau, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ lựa chọn hình thức phù hợp để trình bày CV của mình. Do vậy, không có cái gọi là CV mẫu hay CV chuẩn để sao y bản chính mà mỗi người có thể tham khảo các mẫu sẵn có để gạn lọc cho bản CV của riêng mình. Trong phần Bố cục ở trên, 4 yếu tố đầu tiên là các yếu tố quan trọng bắt buộc phải có trong mỗi bản CV.
Để dễ hình dung hơn về một bản CV thì bạn có thể xem trước mẫu CV sau:
Những lưu ý cho từng mục cụ thể:
1. Thông tin cá nhân
– Mảng thông tin liên lạc của cá nhân bạn luôn cần có: Tên, số điện thoại, email, địa chỉ nơi hiện sống.
– Nếu bạn đang sử dụng 2 hay 3 số điện thoại thì chỉ nên để một số thường dùng vào CV. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất phiền phức khi nhìn thấy một CV để 2 số điện thoại.
– Một số bạn ngại không để địa chỉ nhà vào CV nhưng đây là một yếu tố tuy nhỏ nhưng rất quan trọng với chuyên viên nhân sự. Nếu địa chỉ công ty trùng với khu vực bạn đang sinh sống thì đây là một điểm cộng tuyệt vời, ngược lại nếu địa chỉ nơi bạn ở rất xa công ty thì đây sẽ là yếu tố khiến bạn dễ bị loại ngay “vòng gửi xe” vì lịch sử tuyển dụng cho thấy một ứng viên sẽ không gắn bó lâu dài với công ty khi đi làm quá xa nhà.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
– Khi viết phần này, bạn cần phải xác định cho mình một mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn (ngắn hạn từ 1-3 năm, dài hạn từ 3 năm trở lên). Xác định cho mình một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp là cách giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rằng bạn là một người có chí hướng.
– Tránh viết mục tiêu nghề nghiệp cụt lủn như chuyên viên truyền thông – marketing, nhân viên kinh doanh – đây là nghề nghiệp bạn sẽ làm chứ không phải mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, mục tiêu nghề nghiệp chính là sự khẳng định bạn sẽ là ai trong vài năm tới.
3. Trình độ học vấn
– Ghi rõ bằng cấp đại học/cao đẳng cao nhất, trường và chuyên ngành của bạn. Không cần thiết phải ghi bạn đã học trường THPT nào vào CV, dù đó có là trường chuyên đi chăng nữa vì nhà tuyển dụng chỉ quan tâm chuyên ngành tại ĐH của bạn có phù hợp với công việc họ yêu cầu hay không.
– Liệt kê các chứng chỉ ngoại ngữ hoặc bất cứ ngoại ngữ nào bạn có thể nói + chứng chỉ tin học văn phòng.
– Nếu có khía cạnh nào trong các nghiên cứu hoặc luận văn tốt nghiệp của bạn có liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển thì hãy liệt kê ra.
4. Kinh nghiệm làm việc
– Đây là phần có dung lượng nhiều nhất trong CV, là nơi bạn thể hiện mình để thuyết phục nhà tuyển dụng bằng phong cách viết của bạn, những từ ngữ bạn dùng và cách tiếp thị bản thân mình. Với mỗi công việc, bạn liệt kê các thông tin sau:
+ Thời gian làm việc
+ Chức vụ – Tên công ty
+ Trách nhiệm của bạn
+ Các thành tích đạt được khi làm công việc này
– Thường thì bạn liệt kê những công việc gần đây nhất trước, sau đó đến các công việc ở quá khứ xa hơn. Hạn chế ghi vào những công việc không liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
Sau khi xây dựng phần nội dung, bạn cần chăm chút CV của mình hơn bằng cách trình bày cho dễ nhìn, gọt giũa lại câu chữ cho gãy gọn và súc tích hơn. Ngoài ra, nếu biết một chút về thiết kế thì bạn có thể tự mày mò design CV cho chính mình hoặc sử dụng các mẫu CV được thiết kế sẵn trên mạng để chỉnh sửa lại cho phù hợp.