Mình có một cô bạn đi xe tay ga, một sớm cuối năm chạy xe đi làm, đang chạy ngon lành thì xe kêu tạch tạch liên hoàn rồi tắt máy cái rụp làm bạn đứng hình ngay giữa đường. Cũng may bạn chạy chậm và sáng sớm đường vắng nên không va chạm vào xe nào. Khi hỏi ra lần cuối bạn đi thay nhớt hay bảo trì xe là khi nào, bạn bảo không nhớ nữa, chắc tầm… đầu năm gì đó. Phần lớn những người đi xe máy thường giống như cô bạn này của mình, ít để tâm tới việc kiểm tra hay bảo dưỡng xe định kỳ, mà cứ chạy cho tới khi nào xe trục trặc hay bị hư thì mới xách xe ra tiệm sửa. Không chỉ đối với chiếc xe máy, mà đối với sức khỏe thì chúng ta cũng hành xử y như vậy.
Khi bước vào độ tuổi trung niên từ 30 trở lên, nhiều bạn sẽ thấy sức khỏe của bản thân ngày càng xuống dốc, chỉ thức khuya một hôm thôi là hôm sau đã thấy uể oải cả ngày, hay làm việc quá sức là thấy cơ thể rã rời. Sức sống thanh xuân của những năm 20 tuổi dường như biến đâu mất biệt. Bước sang độ tuổi từ 40 tới 50 thì combo bệnh tật liên hoàn ập đến, hầu như không có ai ở độ tuổi này mà không mắc vài chứng bệnh nào đó như tiểu đường, huyết áp cao, giãn tĩnh mạch, gout, gan nhiễm mỡ, v.v. Ai nặng hơn thì mắc những căn bệnh nan y tứ chứng như ung thư giai đoạn đầu hoặc giai đoạn gần cuối, hoặc đột quỵ bất ngờ và ra đi khi còn chưa đi hết cái dốc tiêu chuẩn của đời người.
Giống như những người đi xe hờ hững, chúng ta thường đợi đến khi cơ thể đổ bệnh nặng thì mới bắt đầu để tâm tới sức khỏe của mình và tìm cách cứu vãn. Nhưng có một sự thật hết sức phũ phàng: Đợi lúc đổ bệnh nặng mới bắt đầu lo chữa bệnh thì có khi đã quá muộn màng. Ở bài khai bút đầu năm này, mình sẽ chia sẻ với quý vị độc giả những quy luật về sức khỏe để chúng ta có thể học cách bảo dưỡng cơ thể ngay từ khi còn trẻ, chứ đừng để đến lúc về già phải sống trong cảnh đớn đau của bệnh tật.
Nội dung chỉ dành cho Bạn đồng hành
Tìm hiểu chương trình Bạn đồng hành:
Hoặc đăng nhập để đọc bài viết (nếu bạn đã có tài khoản)
Cảm ơn Chơn Linh.
Đúng là từ năm 30 trở đi anh cũng cảm nhận rõ sự thay đổi về sức khỏe và điều chỉnh dần dần các thói quen cũng như lộ trình để phát triển.
Không chỉ là Thân thể mà còn Tâm và Trí. Nói chung là combo Thân Tâm Trí
Thân thể như chiếc xe, như phương tiện để trải nghiệm cuộc sống nên ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục, các thói quen lành mạnh
Tâm: Học cách quan sát tâm mình để lọc bỏ rác, lọc bỏ những thứ gây phiền não, phát triển những tâm thiện lành
Trí: Phát triển những hiểu biết đúng đắn, tập trung những điều quan trọng để sống hài hòa với quy luật của tự nhiên và cuộc sống. Phát triển đức tin, phát triển tâm thức
Có một nguyên tắc là luôn tập trung và dồn năng lượng cho những thứ quan trọng (Thân khỏe, Tâm vững, Trí sáng), từ đó tránh được việc mất thời gian và năng lượng cho những thứ không hữu ích.
Dạ đúng rồi anh, mà thường mình chỉ có thể phát triển tâm và trí được khi cái nền là thân đã khỏe mạnh đã. Nhiều người vì thân không khỏe nên tâm trí và tâm sinh lý cũng bất ổn theo nè. Như chỉ cần ngủ không đủ thôi là tâm trạng dễ bực bội, khó chịu hơn bình thường rồi 😀