Gần đây mình đi cắt tóc ở một tiệm quen mà mình hay ghé hơn một năm nay. Ở chiếc ghế quen thuộc, bạn thợ thường cắt tóc cho mình mấy tháng trước nay đã nghỉ, đổi sang là một bạn thợ mới toanh mới vào làm được 2 tuần, tay chân vẫn còn lóng ngóng. Tính từ thời điểm mình bắt đầu đi hớt tóc ở tiệm này, chỉ trong 1 năm mà mình đã “qua tay” hết 4 đời thợ, tính ra mỗi bạn chỉ làm được vỏn vẹn vài ba tháng. Có người thì chuyển nghề, có người thì chỉ tới học nghề, có người thì chuyển sang tiệm khác. Hiếm có ai làm được trọn vẹn 1 năm.
Nội dung chỉ dành cho Bạn đồng hành
Tìm hiểu chương trình Bạn đồng hành:
Hoặc đăng nhập để đọc bài viết (nếu bạn đã có tài khoản)
Em siêu thích bài này lẫn những góc nhìn của anh, dù em nghĩ nếu mang bài này rộng ra thì nhiều người sẽ cho rằng những dẫn chứng lẫn khía cạnh trong bài có phần… vô lý. Kiểu tại sao biết k ổn nhưng vẫn phải kiên nhẫn, hay tại sao biết lương thấp lại k tìm kiếm cơ hội mới. Trong mấy năm nay “chăn gà”, em càng thấy được sự khác biệt rõ nét hơn giữa thế hệ trước và các bạn trẻ sau này, em k so sánh vì các bạn có những điểm nổi bật riêng, thế nhưng xét về “kiên nhẫn”, các bạn đang mất dần đều rất nhiều.
Em xin phép quote một vài đoạn tâm đắc lên mục Nhặt nhạnh ở FB cá nhân nhen anh ơi, sẽ đính kèm link bài viết ở comment ạ.
Okie nhen Trúc ơi. Anh chỉ viết bài cho ai có duyên đọc, cũng không có kỳ vọng bài mình viết được lan tỏa, vì lan tỏa thì sẽ có tranh cãi. Mọi vấn đề luôn có nhiều góc nhìn, đứng ở phương diện khác nhau thì sẽ thấy khác. Với các bạn trẻ, ai cũng có lý do chính đáng để nghỉ việc hết, bởi các bạn phải tin rằng điều mình đang làm là hợp lý thì mới có lựa chọn như vậy. Nhưng thử đổi góc nhìn ở những người buôn gánh bán bưng đó, cái nghề của họ có cực khổ vất vả không, có nhiều cái chán đời bất mãn không? Có hết chứ, nhưng vì sao người ta vẫn kiên trì tới mấy chục năm như vậy mà còn nuôi con cái ăn học đại học, đi du học hay mua đất xây nhà được? Anh nghĩ đó là đức tính đáng để mình học hỏi.