Ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu “Cuộc đời là bể khổ”. Đây là một triết lý của nhà Phật, ý nói con người sống ở đời như bơi trong biển khổ, làm người khó mà sống ở đời cũng thực khó với biết bao nhiêu gánh nặng trong muôn kiếp mưu sinh. Nếu bạn tin vào nghiệp quả thì con người sinh ra ở đời ai cũng mang trong mình một núi nghiệp tích tụ từ tiền kiếp do vô minh tạo nên. Chưa kể, trong kiếp đời này, con người lại tiếp tục tạo nghiệp thông qua những hành động, tư tưởng, lời nói sai trái. Nghiệp có thể đổ ập xuống bất ngờ, không ai lường trước được. Nghiệp biến hóa thành những bệnh tật, tai nạn, xui rủi của con người trong đời.
Một người mới cười cười nói nói hôm trước, hôm sau có thể đã qua đời vì đột quỵ. Một người mới gặp lần trước thấy còn khỏe mạnh vui vẻ, mà sau đã nghe tin bị ung thư giai đoạn cuối. Một người mới sáng chúng ta còn chào hỏi, trò chuyện tươi cười với họ mà tới tối đã nghe tin họ chẳng may gặp tai nạn trên đường. Trong thời buổi thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh và nhân họa tiềm ẩn như hiện tại, không ai biết được đời sống vô thường đến nhường nào.
Muốn biết một người nghiệp nhiều hay phước nhiều thì có thể nhìn vào đời sống và tâm cảnh của họ ở hiện tại. Họ có sống đời chật vật, nặng nề và khổ tâm, hay sống một đời thong dong, nhẹ nhàng và thuận buồm xuôi gió? Ngay cả những người mà thoạt nhìn bề ngoài chúng ta tưởng họ sống sung sướng, nhưng mấy ai biết được sâu bên trong họ khổ tâm thế nào. Chẳng ai sống ở trên đời, mà chưa đau khổ chưa thời khóc đâu.
Muốn giải nghiệp thì phải làm thế nào?
Nghiệp ví von như cái hố sâu trên mặt đường. Con người càng sống tham, sân, si và gian, ác thì cái hố nghiệp ngày càng sâu hơn. Muốn lấp đầy hố và san bằng nó thì họ phải lập công bồi đức, lo tích phước cho mình trong kiếp sống hữu hạn chỉ vỏn vẹn 60-70 năm này.
Muốn có phước thì phải làm thế nào? Muốn có phước thì phải biết tu học, trước hết là tu tâm sửa tánh, sau là chọn một cái pháp hữu duyên nào đó mà tu theo. Muốn giải nghiệp thì phải giải từ gốc, ngoài ra không có con đường tắt nào khác. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền đi cầu cúng thầy bà hay làm một cái lễ thì tự khắc sẽ giải được kiếp nạn, nhưng đa phần toàn là tiền mất tật mang vì đạo sư thì ít mà giang hồ thuật sĩ thì nhiều. Chỉ có tu học và biết thờ kính thần linh mới là phương tiện thiện xảo giúp được con người.
Lúc trẻ bận sống, già tu được không?
Nhiều người thường hay bảo trong đời sống hằng ngày lo chuyện cơm áo gạo tiền thôi bận tối tăm mặt mày, thời gian rảnh đâu mà tu, đợi về già nghỉ hưu thong thả rồi từ từ tu cũng được. Tu hành với họ là bỏ đời sống vật chất, ăn chay, niệm Phật, đi chùa hay làm từ thiện, mà bỏ mấy cái đó thì làm sao mà sống được? Nhưng tu hành không phải là như vậy, đó chỉ là những hoạt động làm để giết thời gian hay kết giao bạn bè, lẩn tránh cô đơn lúc về già của một số người.
Nói đợi đến già để tu thì đã quá trễ, bởi vì con người tu là để chăm lo cho phần linh hồn của mình. Đa số mọi người sống ở đời hết 90% là chỉ lo cho phần thể xác chứ không lo gì cho phần linh hồn, để nó mốc meo. Nếu hiểu thể xác chỉ là chiếc xe hơi, còn linh hồn là người tài xế, thì có đáng để chúng ta dành 60-70 năm cuộc đời chỉ để đánh bóng hay chùi rửa chiếc xe, để rồi biết rằng sẽ tới ngày mình phải từ bỏ nó vào lúc cuối đời?
Khi biết là có sự hiện hữu của linh hồn và đời sống cõi sau, cũng như chết không phải là hết, thì ta phải biết lo tìm hiểu những vấn đề về tâm linh và tu học để lo cho linh hồn mình càng sớm càng tốt. Đợi tới khi già, gần hết xí quách mới lo tu thì thời gian trên dương thế không còn bao nhiêu, lúc đó chỉ có nước chờ mãn phần qua thế giới bên kia và nghe kết quả phán xử của Diêm Vương cho những ngày tháng mình không có tu.
Tu học có cần phải ăn chay, tuyệt dục?
Nói chuyện tu học thì nhiều người nghĩ cao xa quá, nào là phải ăn chay, tuyệt dục, phải xuống tóc vào chùa thì mới gọi là tu. Quan niệm như vậy đã không còn phù hợp với thế kỷ 21, ở thời đại mà AI và công nghệ đã thay đổi thế giới xoành xoạch, nhưng nhiều người tu vẫn còn bám vào mớ lý thuyết kinh điển lỗi thời và tam sao thất bản cách đây mấy ngàn năm.
Muốn tu học thì ở bất cứ đâu cũng tu được chứ không nhất thiết phải vào chùa hay nhà thờ. Bởi lẽ Thượng Đế và thần linh thì ngự ở cõi giới siêu hình, thị hiện ở khắp mọi nơi chứ không phải chỉ ở trong chùa, nhà thờ và chứng cho ai vào tu ở những nơi này. Còn chuyện ăn chay, tuyệt dục thì không bắt buộc. Theo lịch sử Phật giáo, bản thân Đức Phật Thích Ca cũng không có ăn chay mà vẫn nhận vật thực bố thí như cơm sữa, thịt từ người bình dân. Mãi sau này Phật giáo qua nhiều lần kết tập mới đặt ra giáo luật khuyến khích ăn chay. Ăn chay hay ăn mặn là lựa chọn của mỗi cá nhân, chứ không phải vì ăn mặn mà không đạt đạo, trong khi con thỏ, con bò ăn chay cũng không có đắc thành Phật.
Tương tự, vấn đề ái dục là một chương trình đã được thiết kế sẵn trong bản năng của con người từ thời nguyên thủy. Cái gì thuận theo lẽ tự nhiên là hợp với ý Trời, còn đi ngược lại lẽ tự nhiên là trái ý Trời và cũng không hợp với Đạo. Trong lịch sử Phật giáo thế giới, có thể điểm qua Tổ sư Chơn Loan của Tịnh Độ Tông Nhật Bản được Quan Âm thị hiện bảo về trần cưới vợ. Phật giáo Nhật Bản ngày nay nhiều vị sư vẫn lấy vợ sinh con bình thường mà vẫn làm tròn phận sự tu hành. Còn ở Trung Quốc có tích về Tế Công Hoạt Phật uống rượu, ăn thịt chó mà vẫn đắc đạo thành Phật. Chính vì giới tăng ni tu sĩ và cha xứ kìm nén tuyệt dục nên mới dẫn tới những sự việc đáng tiếc như lạm dụng tình dục tín đồ Phật tử và trẻ em mà báo chí đăng tải rất nhiều.
Làm sao biết pháp tu nào hợp với mình?
Nhà Phật thường nói cửa Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, đó là 8 vạn 4 ngàn phương pháp tu tập khác nhau, gọi là các pháp tu, vì con người có tới hàng vạn, hàng triệu hoàn cảnh và điều kiện sinh sống khác nhau. Ví dụ người sinh ra ở phương Tây, gia đình có truyền thống theo Công giáo thì ngay từ nhỏ họ cũng đã tiếp xúc với niềm tin của tôn giáo này. Hay người sống trong gia đình theo đạo Phật, có ban thờ Phật và lúc nhỏ hay được mẹ dẫn đi chùa thì cũng hình thành niềm tin với đạo Phật. Như vậy, mỗi người tùy theo cơ duyên khác nhau mà sẽ gặp một pháp tu nào đó.
Nhưng vấn đề là, các tôn giáo trên thế giới từ mấy ngàn năm qua luôn tranh nhau ngôi vị đứng đầu thiên hạ. Người bên tôn giáo, tông phái nào cũng cho rằng tín ngưỡng và niềm tin của mình mới là đúng, mới là lẽ thật đời đời dẫn đến thiên đàng hay niết bàn, còn bên khác là tà đạo, tà thuyết chỉ dẫn xuống địa ngục. Từ thuở khai thiên lập địa cho đến nay vốn chỉ có một đạo duy nhất – đó là Đạo của Thượng Đế và thần linh. Hơn 8 vạn 4 ngàn pháp môn chỉ là hình thức danh xưng, công phu tu tập khác nhau, với cùng một nội dung. Vấn đề ở đây không phải hình thức tu hành nào là đúng nhất mà là pháp môn có linh ứng hay không, có Thượng Đế và thần linh chứng minh cho người tu hay không?
Đạo giống như một cái cây cổ thụ bắt nguồn từ một gốc mà tỏa ra thành nhiều nhánh. Tất cả tôn giáo đều tu hành với cùng một nội dung: Đó là cầu nguyện với Thượng Đế và thần linh để được sự hộ trì cho đời này và đời sau. Đa số người tu vì không hiểu nội dung, không thấy được cái chung của đạo mà chỉ nhìn thấy cái khác biệt về hình thức của các tông phái nên từ đó mới dẫn tới sự chấp ngã, chấp pháp và tranh cãi về tôn giáo liên miên trong suốt mấy ngàn năm qua. Nếu quả thực các tôn giáo lớn nhỏ ở thế gian làm tốt vai trò của mình thì thế giới mà chúng ta đang sống đã trở thành thời kỳ thượng ngươn thánh đức – người người nhà nhà đều sống đời đạo đức trong cảnh hòa bình, an lạc, chứ không phải là một biển khổ đầy phiền não như hiện nay.
Muốn tu học thì bắt đầu từ đâu?
Muốn được Thượng Đế và thần linh hộ trì cho mình trong đời này và đời sau thì điều kiện tiên quyết là các đấng thần linh phải biết tới mình là ai, và bản thân linh hồn mình phải có sự kết nối về mặt tâm linh với thần linh. Giống như bạn muốn nộp đơn xin vào học ở một ngôi trường (ở đây là trường tâm linh) thì phải nộp hồ sơ nhập học và được hiệu trưởng đóng dấu xác nhận. Có được nhận vào trường thì mới được phân lớp tùy theo trình độ, mới có giáo viên chủ nhiệm hay các giáo viên bộ môn hướng dẫn. Và có vào lớp học thì mới có ngày lên lớp và tốt nghiệp ra trường.
Nếu bạn muốn trải nghiệm sự hiện hữu của Thượng Đế và thần linh…
Nếu bạn muốn tìm một pháp tu tại gia phù hợp để quay về chăm lo cho linh hồn, đời đạo song tu, cân bằng được giữa phần đời và phần đạo…
Nếu bạn muốn trải nghiệm ân phước nhiệm mầu của thần linh trong đời sống và thực chứng phép mầu hay thế giới tâm linh là điều hoàn toàn có thực chứ không chỉ có trong phim ảnh hay tiểu thuyết…
Nếu bạn muốn cải sửa vận mệnh của mình, tu để có phước và có trí, tu để giảm bớt nghiệp phần và tu cho đời nhẹ nhàng, bình an hơn…
Nếu bạn muốn được ơn soi sáng của thần linh trong cuộc đời quá tăm tối, muốn tìm một cái phao để nương tựa giữa biển khổ, cũng như muốn linh hồn mình được tiếp dẫn khi về cõi giới bên kia…
… thì hãy suy ngẫm về việc bắt đầu con đường tu học ngay từ bây giờ, thay vì lãng phí phần đời còn lại chỉ để tranh đấu và theo đuổi những thứ phù du trong đời.
“Con đường nào thì cũng dẫn về La Mã”, con người có rất nhiều pháp tu để lựa chọn nhưng pháp thích hợp và hữu duyên thì chỉ có một. Bạn biết và đọc được bài viết này âu cũng là một cái duyên. Có pháp tu như có phương tiện thiện xảo là con thuyền, bạn có cái thuyền tốt để chèo thì mới về được tới bến đạo. Quá trình nhanh hay chậm là phụ thuộc ở mỗi người, còn hơn là ngoi lặn trong bể đời trần ai khổ ải mà không tìm được một cái phao cứu cánh nào.
Bạn nào muốn được hướng dẫn chi tiết về quá trình tu học thì có thể liên hệ Chơn Linh tại đây:
Bài đọc thêm: Vì sao chúng ta nên biết tới thần linh?