“Lấy gió và tuyết làm gối nhiều năm
Ta cùng với hổ tranh nhau bữa sáng
Mang theo lưỡi câu ngồi cạnh thuyền phu
Hỏi mượn Ngọa Long mấy lượng tiền
Nước Thục mưa to không ngớt
Ngoài thành người chết trải khắp nơi
Người cười châm biếm kẻ hèn hạ
Tim ta một mảnh rối bời…”
(*) Năm 20 (1120) Tống Huy Tông, vị Hoàng đế thứ tám của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, triều đình bất ổn, biên cương rối loạn. Trong giang hồ xuất hiện một tên đạo tặc chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo, tham quan ô lại không tài nào bắt được. Kẻ đạo tướng này lại được lòng dân chúng, nhưng không ai thấy rõ dung mạo của y.
3 năm sau đó, tên đạo tặc không còn thấy xuất hiện. Mãi đến năm 26, Nam Kinh vương phủ bị mất một chiếc ngọc trâm, mọi người đồ đoán tên đạo tặc đã lấy đi, từ đó y cũng biệt vô âm tín.
Cũng trong năm 26 đó, tướng quân nước Kim là Hoàn Nhan đem quân diệt Tống, bắt vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông (con trai trưởng) làm tù binh. Năm 1127, Tống Cao Tông Triệu Cấu lên ngôi, dẫn quân giao chiến với quân Kim, nhờ hồng ân một tiểu tướng đeo tên đã bắn chết Hoàn Nhan. Y được vua khen thưởng phong làm Hộ quốc tướng quân, nhưng y không màng danh lợi nên đã cáo quan về quê.
10 năm sau đó, tại một hồng trần khách trạm, chủ quán là một nam nhân dung mạo phi thường, cốt cách võ tướng. Khi nghe khách quan râm ran bàn tán về kẻ đạo tặc năm xưa với nhiều tin đồn tam sao thất bản, chủ quán mới nổi hứng đập bàn kể lại chuyện năm nào.
“Trước năm 20 tuổi, ta được sư phụ truyền thụ lại võ công, có chút tài mọn lại ưa thích cuộc sống ung dung tự tại, thấy quan tham mà chướng mắt nên ta thi hành tôn chỉ cướp của tham quan chia cho kẻ nghèo. Có một lần đi trộm viên dạ minh châu ở Khang Dương vương phủ, để tránh việc truy binh, ta đã quất ngựa rời kinh thành. Trên đường hành tẩu, chẳng may dây cương không chặt nên chạm phải y phục một cô nương bên đường. Ta xuống ngựa xin lỗi nàng, không ngờ lại diện kiến một mỹ nhân như hoa như ngọc.”
Lúc đấy ta mới thả thính (đoạn này chế):
“Ta vốn là đạo tặc, không có tường cao hào sâu nào có thể ngăn được ta, chưa có bảo vật nào ta không thể trộm. Trước giờ ta chỉ có đi trộm của người khác, chưa ai dám trộm đồ của ta. Nhưng hôm nay, nàng đã trộm mất trái tim ta rồi.”
“Trời xanh không phụ lòng người, từ lần gặp gỡ định mệnh đó, nàng đồng ý lấy ta. 3 năm đó là quãng thời gian đẹp nhất trong đời ta. Đến năm 26, nghe tin Nam Kinh vương phủ có chiếc ngọc trâm rất đẹp, ta quyết trộm nó cho nàng. Chưa trộm được đã nghe tin quân Kim công thành phá Tống, trong và ngoài thành giặc giết dân vô số.
Ta vội vàng quay về nơi nàng ở, cứ nghĩ nàng bình yên vô sự nhưng ai ngờ nàng đã mất trong đám loạn lạc. Ta đem nỗi thống khổ đó mà ra đầu binh làm tướng nhà Nam Tống, đem nỗi đau mất nàng làm mà trút giận lên đầu quân Kim. Giặc bại, vua phong thưởng, ta không màng mà lui thân quay về con hẻm năm xưa mở lên quán trà này.”
Câu chuyện trên chỉ mang tính chất dã sử (3 phần thực 7 phần hư), không có văn bản nào ghi chép lại mà chỉ là phiên bản truyền miệng trong dân gian. Lời ca khúc “Đạo tướng hành” này cũng là tiếng lòng của tên đạo tặc năm xưa cùng tiếng lòng của cô gái nơi ngõ nhỏ.
“Mặc cho bao nhiêu thay đổi
Chỉ muốn vì người trộm ngọc trâm
Đi đến hẻm nhỏ cuối phố ăn tô mì
Mỉm cười nhìn bên ô cửa sổ có tuyết bay
Lấy viên minh châu Sơn Tước bên thắt lưng
Đứng cạnh cây sơn trà trong sân mà tương tư…”
P/S: Nghe bản nhạc, đọc câu chuyện thấy động tâm nên Chơn Linh phóng tác lại kể cho quý dzị và các bạn nghe.
(*) Dịch giả văn án: Diểu Du Chỉ