1. Tiếng Việt có những từ ghép – 2 từ đơn ghép lại. Từ ghép có nhiều loại:

– Từ ghép chính phụ – tiếng đứng đầu là chính, tiếng thứ hai là phụ nhằm làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất. Vd: nhà gạch, nhà hàng, nhà máy…
–> Trật tự này là bất biến, nếu đảo lại trật tự thì nghĩa của chúng sẽ thay đổi hoàn toàn.

– Từ ghép đẳng lập – 2 từ cùng loại ghép với nhau để tạo ra một từ cùng loại nhưng có ý nghĩa khái quát hơn. Vd: nhà cửa, đường sá, vợ chồng…
–> Một số từ không đảo được trật tự (đường sá, đi lại, ăn chơi), một số từ nếu đảo nghĩa sẽ thay đổi đi (Vd: Nhà cửa vùng này to đẹp >< Cửa nhà vùng này to đẹp).

2. Trong từ ghép đẳng lập, yếu tố trọng yếu đặt trên, yếu tố thứ yếu đặt dưới. Điều này hình thành quy tắc trọng – khinh chi phối cách nói năng và cấu tạo từ:

+ Trong quan hệ thân tộc hay xã hội, yếu tố nào ở bậc cao hơn là quan trọng hơn nên cần đứng trước. Vd: ông cháu, chồng con, ông bà, anh chị em…

+ Vì sao nói bàn ghế, giường chiếu, ấm chén, nồi niêu, sách vở, trên dưới… mà không nói theo trật tự ngược lại? Yếu tố nào lớn hơn, cao hơn, rộng hơn sẽ quan trọng hơn nên đặt trước.

+ Trong những từ ghép đẳng lập như: suy sụp, sụp đổ, đổ vỡ, bệnh tật, cổ kính, giàu sang… là do quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố quy định. Vì “suy” nên “sụp”, do “sụp” mà “đổ”, có “cổ” thì mới “kính”.

+ Trong một từ ghép đẳng lập, khi vai trò của 2 yếu tố như nhau thì trật tự tùy ý. Vd: nắng mưa/mưa nắng.

3. Khi gặp những từ ghép đẳng lập ngược với trật tự trên đây chúng ta cần hiểu khái niệm “trọng yếu” khái quát hơn:

+ Theo trật tự thời gian, nói “trước sau”. Thế nhưng trong bài “Việt Bắc”, Tố Hữu viết “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”. Viết vậy, nhà thơ muốn nhấn mạnh thời gian sau này khi trở về thủ độ, tình cảm vẫn sắt son như trước kia. Vậy điều nhấn mạnh là yếu tố trọng yếu.

+ Theo quy tắc trọng nam – khinh (coi nhẹ) nữ, nói “cha mẹ”, “chồng vợ”. Nhưng vì sao cũng hay nói “mẹ cha”, “vợ chồng”? Có 3 lý do:

a. Mẹ cha, vợ chồng là dấu vết của xã hội mẫu hệ.

b. Ông cha ta quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Phụ nữ là “nội tướng” trong gia đình.

c. Con cái gần mẹ hơn cha. Người Việt coi trọng phạm trù khoảng cách.

Bên cạnh đó, có những hiện tượng chưa lý giải được:

Vì sao trong những từ ghép đẳng lập một tiếng Bắc một tiếng Nam, có từ tiếng Nam đặt trước như: dơ bẩn, chén bát, kêu gọi, dư thừa, kỳ cọ, đường phố, mê say, ốm đau… lại có từ tiếng Bắc đặt trước, như: bơi lội, hang cùng ngõ hẻm, nông ạn, thứ hạng, tìm kiếm, đón rước, chửi bới, say mê?

Chúng ta tạm bằng lòng vì tính võ đoán của ngôn ngữ.

Theo Giáo sư Nguyễn Đức Dân

"Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này."
- Gandhi

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận để cảm ơn hoặc chia sẻ ý kiến của bạnx