Gần đây mình nhận được câu hỏi của một người bạn: Làm thế nào để đọc sách hiệu quả trong một thế giới có quá nhiều sách và bản thân bạn cũng có rất nhiều đầu sách muốn đọc? Là một người “nằm vùng” trong lĩnh vực xuất bản, mình thường xuyên cập nhật tình hình sách mới xuất bản của mỗi nhà. Chỉ tính sơ sơ các thương hiệu quen mặt lẫn mới nổi thì ở Việt Nam có hàng trăm nhà xuất bản nhà nước và các công ty phát hành sách tư nhân. Mỗi tháng mỗi nhà trình làng trung bình 1 cuốn sách mới, đó là con số tối thiểu, còn nhà nào năng suất hơn thì tới 5-7 cuốn. Theo con số thống kê chính thức, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, có tới 25.510 cuốn sách mới được phát hành, tức cả năm sẽ gấp đôi con số ấy.
Đó là mình chỉ đề cập tới tình hình xuất bản trong nước mỗi năm, chứ chưa nói đến tình hình thế giới, và còn chưa tính đến số lượng sách (cũ) đã phát hành hàng chục năm trước đó. Nói như vậy để bạn hiểu rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có vô vàn bạt ngàn sách từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ sách giấy tới ebook, với đủ thể loại và đủ mọi ngôn ngữ. Ngày nay, con người chúng ta sống trong một thế giới quá thừa mứa thông tin, chứ không phải như thời khan hiếm thông tin vài chục năm trước – lúc ấy kiếm được một cuốn sách đọc thật là quý, hay cầm một tờ báo in có thể đọc hết từng chuyên mục một.
Sống trong một thế giới như vậy, những bạn thích đọc sách thường có tâm lý FOMO – sợ bỏ lỡ những cuốn sách hay mới ra, sợ rằng nếu không mua thì sẽ bỏ qua những kiến thức hay ho trong đó, hay sợ rằng cuốn đó đang hot, ai cũng đọc mà mình chưa đọc thì sẽ không bằng bạn bằng bè. Đầu năm mới, mình muốn nêu ra một góc nhìn mới về việc đọc sách dựa trên thâm niên đọc sách từ bé tới lớn và kinh nghiệm làm trong ngành xuất bản của mình.
Nội dung chỉ dành cho Bạn đồng hành
Tìm hiểu chương trình Bạn đồng hành:
Hoặc đăng nhập để đọc bài viết (nếu bạn đã có tài khoản)