Từ “nâng bi” vốn không có trong “Từ điển tiếng Việt”, nhưng trong xã hội, đó là một từ không xa lạ. Nhờ một số thầy dạy ngôn ngữ học giải thích nguồn gốc, thì có người tạm giải thích thế này: một sếp một lính so tài với nhau trên bàn bi da. Anh lính dù trên cơ sếp, nhưng để làm vui lòng sếp nên đã liên tục đi những đường cơ dọn cỗ cho sếp ghi điểm. Cái đó, người ta gọi là nâng bi, và nó được phổ biến dần trong xã hội để thành một từ chỉ chuyện bợ đỡ, nịnh nọt.

Trò siêu nịnh bợ này được người đời gọi là “nâng bi” và nó được phổ biến dần trong xã hội như một từ mới với ý nghĩa như vậy. “Nâng bi” vốn chỉ có một chiều, dưới “nâng bi” cho trên, bé “nâng bi” cho lớn. Ngang hàng với nhau chẳng ai “nâng bi” mà chỉ rình… sút vỡ bi của nhau mà thôi. Nếu khéo “nâng bi”, người ta có thể thu được nhiều món lợi hơn so với công sức, tiền bạc bỏ ra để nâng.

Một trong những bậc thầy “nâng bi” mà trở thành người giàu có quyền thế bậc nhất là Hòa Thân, đời vua Càn Long, nhà Thanh Trung Quốc. Khi Càn Long thấy mình hơi béo bèn hỏi Hòa Thân, Hòa Thân bẩm: “Cơ thể bệ hạ như thế này là cực kỳ chuẩn, thêm một tí là béo, bớt một chút là gầy!”. “Nâng bi” tinh tế đến thế là cùng.

Chưa hết, mỗi khi có dịp Hòa Thân đều nhả ngọc, phun châu ra những câu đại loại: “Công ơn của Hoàng thượng như trời bể, tài đức sánh ngang với Nghiêu, Thuấn!”. Thói đời, nói một lần vua chưa tin, nhưng nói nhiều lần Càn Long đâm ra tưởng thật, ngài khoái ra mặt. Và khi đó tài “nâng bi” của của Hòa Thân phát huy hiệu quả tột đỉnh!

"Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này."
- Gandhi

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận để cảm ơn hoặc chia sẻ ý kiến của bạnx