Ai trong chúng ta cũng từng trải qua những nỗi đau buồn, mất mát hay tổn thương trong quá khứ, thật nhẹ lòng khi ta có thể kể hay viết ra câu chuyện của mình cho người khác nghe hay đọc. Có hẳn một khái niệm gọi là “nghệ thuật kể chuyện” (storytelling), từ thuở hồng hoang tổ tiên của chúng ta đã biết cách kể nên những câu chuyện truyền thuyết và thần thoại về sự hình thành trời đất và sự ra đời của loài người, cũng như những câu chuyện cổ tích dân gian được truyền lại suốt bao đời mà ông bà cha mẹ thường kể cho con cháu nghe. Trong cuộc sống hiện đại, kể chuyện được nâng lên thành một phương pháp, một kỹ thuật thường được tận dụng trong lĩnh vực truyền thông và marketing để kể câu chuyện về thương hiệu, để xây dựng thương hiệu cá nhân hay để thao túng truyền thông,…
Nội dung chỉ dành cho Bạn đồng hành
Tìm hiểu chương trình Bạn đồng hành:
Hoặc đăng nhập để đọc bài viết (nếu bạn đã có tài khoản)
Nguyệt đọc từng chữ Linh viết trong bài này và thấy thật chấn động. Tuổi thơ để lại ảnh hưởng sâu sắc cho cuộc đời con người đến vậy ư, vậy là những người trưởng thành tưởng chừng là ổn nhưng sâu bên trong cũng không ổn cho lắm nhỉ.
Năm 2020 có một sự kiện quan trọng mà Nguyệt được gặp một bạn chuyên về gỡ rối nói rằng cậu đã và đang bị sang chấn tâm lý vì tuổi thơ của mình, điều đó dẫn tới những suy nghĩ, hành vi tiêu cực của cậu, nhưng Nguyệt cũng không có cách nào giải quyết được.
Bẵng đi một thời gian trò chuyện cùng một vài người, thì tự nhiên Nguyệt lại nhận ra hình như chúng ta đang tự bi kịch hóa cuộc đời mình thì phải, có chắc là bị sang chấn tâm lý không khi nhiều gia đình, nhiều đứa trẻ cũng lớn lên y như mình đấy thôi, nhưng họ đâu có biểu hiện gì.
Thực ra thì chúng ta giỏi che giấu lắm, đâu ai tự nhiên show toàn bộ con người mình là kẻ chịu nhiều tổn thương, kẻ bất thường, kẻ lập dị, kẻ cực đoan… cho người khác biết đâu. Chúng ta vẫn đè nén nó, và nghĩ rằng mọi thứ đang ổn, có thể một ngày nào đó nổ bùm một cái tan tành hoặc cũng có thể là không…
Thực ra để kết luận một ai đó có bị sang chấn tâm lý hay không, không đơn giản chỉ là dựa trên những biểu hiện bên ngoài của người đó ở tuổi trưởng thành. Nếu chỉ qua một cuộc trò chuyện ngắn mà người bạn ấy kết luận Nguyệt bị sang chấn tâm lý vì tuổi thơ thì khá vội vàng. Trong lĩnh vực phân tâm học, quá trình trị liệu tâm lý cho một bệnh nhân thường mất rất nhiều buổi, kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm. Chuyên gia trị liệu sẽ đi từ vấn đề hiện tại và lần theo dấu vết để truy tìm về những manh mối trong quá khứ, đi tìm sự liên kết và giải mã những câu chuyện trong quá khứ của thân chủ, sau đó mới có thể kết luận vấn đề tâm lý của họ xuất phát từ đâu.
So với cụm “sang chấn tâm lý”, mình thích dùng cụm “chấn thương tâm lý” vì nó nhẹ hơn. Con người ai cũng có những vết sẹo tâm lý, sự khác biệt chỉ là vết sẹo đó nhỏ hay lớn, đã lành chưa hay vẫn chưa lành. Khi nào cuộc sống hiện tại của một người trở nên khổ sở, mắc kẹt và đau đớn vì những câu chuyện trong quá khứ, ta mới nên xem là họ đang có bệnh về tâm lý, hay bị chấn thương tâm lý, và khi đó họ sẽ cần phải điều trị để chữa lành cho bản thân. Còn ở cấp độ nhẹ hơn, chúng ta chỉ nên tìm hiểu về quá khứ để thấu hiểu sâu sắc hơn về con người mình ở hiện tại thôi.