Đa số chúng ta đều quen với cách viết “trau dồi”, nhưng một số người vẫn dùng “trau giồi”. Vậy cách viết nào mới đúng?

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ biên:

  • trau dồi: làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn, có chất lượng hơn. VD: trau dồi vốn hiểu biết, trau dồi đạo đức.
  • trau giồi: từ cũ, ít dùng, giống như trau dồi.

Như vậy, cả hai cách dùng “trau dồi” và “trau giồi” đều đúng chính tả, nhưng từ “trau dồi” thì được dùng phổ biến hơn.

Trong hai từ trên, tại sao lại dùng chữ “trau” mà không dùng chữ “trao”?

“Trau” ở đây có nghĩa là làm cho bóng, cho đẹp lên bằng cách mài, giũa. Còn “trao” có nghĩa là đưa tận tay cho người khác với thái độ tin cậy, trân trọng.

Lý giải về chữ “dồi” và “giồi”, theo Đại Nam Quốc âm Tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của:

  • dồi: nhận vào, dồn cho đầy (giống như “nhồi”)
  • giồi: trau tria (giống như “trau chuốt”), làm cho trơn láng. VD: giồi mài kinh sử (sau này biến âm thành “dùi mài kinh sử”)

Xét về mặt từ nguyên, chúng ta sẽ có hai cách giải nghĩa khác nhau:

  1. Trau dồi: mài giũa, gọt đẽo + dồn cho đầy = làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn, có chất lượng hơn
  2. Trau giồi: mài giũa, gọt đẽo + trau tria = nhấn mạnh x2 việc làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn, có chất lượng hơn

Tóm lại, cả hai từ đều đúng và đều có cách lý giải riêng. Quý vị tùy nghi sử dụng mà không sợ sai chính tả.

Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, bạn có thể ủng hộ tác giả qua chương trình Bạn đồng hành hoặc tại đây.

Theo dõi
Thông báo của
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận để cảm ơn hoặc chia sẻ ý kiến của bạnx