
Sinh ra trên cuộc đời này, ngay từ đầu chúng ta đã không có quyền lựa chọn cha mẹ hay hoàn cảnh sống cho mình. Tính cách của một người một nửa là do thiên tính, một nửa là do môi trường tạo tác. Không ai có thể chọn cho mình một vài nét tính cách nổi trội nào đó như thể người ta lựa chọn trang phục hay kỹ năng của một nhân vật trong game, mà tính cách là thứ định hình qua cả một quá trình dài và phát triển rõ nét nhất ở thời niên thiếu. Ở góc độ tâm linh, tính cách giống như nghiệp lực, là thứ gắn liền với bản thể của bạn trong kiếp sống này và rất khó thay đổi. Đổi tính đổi nết có lẽ là bài toán khó nhất trần đời, vì ta gần như phải mất cả đời mới có thể thay đổi được tính nết bẩm sinh của mình.
Nội dung chỉ dành cho
Bạn đồng hành theo năm
Tìm hiểu chương trình Bạn đồng hành hoặc đăng nhập để đọc bài viết:
(Nâng cấp lên gói Bạn đồng hành theo năm để mở khóa nếu bạn đang đồng hành theo tháng)
Cảm ơn bài viết của Linh.
Ban đầu khi tiếp xúc với định nghĩa “hướng nội” và “hướng ngoại”, bản thân mình đã xác định rằng mình là 100% kiểu hướng nội. Lầm lì, ít nói, lười nói, sợ nói, rụt rè, biết câu trả lời nhưng không bao giờ giơ tay trả lời, không thích xung đột, ai làm gì cũng thôi kệ cho qua, đặc biệt sợ đám đông, sợ giao tiếp, cái gì cũng sợ, khi mà được hỏi phát biểu ý kiến là câu nọ xọ câu kia, tim đập thùm thụp…
Mà 2 năm gần đây, mình thay đổi nhiều, bản tính ít nói, lười nói, ngại đám đông… vẫn vậy, nhưng mà mình chẳng còn rụt rè nữa, bày tỏ nhiều hơn tiếng nói của mình, không thích sẽ nói – thiết lập rõ ràng các giới hạn của mình, giao tiếp nhiều hơn so với trước đây (có lúc giao tiếp một ngày nhiều quá mức cho phép là năng lượng nó về âm, ngày hôm sau auto trốn giao tiếp). Và mình nhận thấy, mình đang mix dần một vài tính cách hướng ngoại để khắc phục những “đặc tính” cố hữu của tính cách hướng nội mà mình nhận thấy nó kìm hãm mình. Vẫn là kẻ thích suy nghĩ nhiều hơn nói, vẫn thích dành thời gian 1 mình hơn là ở giữa những đám đông, nhưng không còn sợ, cũng k còn ngại ngùng, sượng người khi phải giao tiếp với mn nữa. Bản thân mình thấy như vậy, đối với mình, là một bước “phá kén” thú vị và mở đường cho mình thoát ra khỏi những nốt trầm, những sự tự ti trước đây của mình. Điều này cũng cho mình khá nhiều cơ hội ý.
Cái hay mình thấy khi nội-ngoại có điểm giao thoa, đó là sự khéo léo trong việc bộc lộ bản thân, ý kiến mà không làm người khác khó chịu.
Chút chia sẻ từ trải nghiệm của bản thân mình.
Ngày tốt lành nha!
Có một thông điệp trong cuốn sách mình từng làm đó là tính cách không bất biến mà sẽ thay đổi theo môi trường và thời gian. Thay đổi ở đây không phải là thay đổi hẳn 180 độ mà là có sự chuyển biến theo hướng linh hoạt hơn. Tuy hướng nội/ngoại là đặc điểm tính cách cố hữu nhưng việc chúng ta hành xử theo xu hướng như thế nào lại phụ thuộc vào lựa chọn cá nhân.
Thiết lập ranh giới cá nhân cũng là một bài học khó đối với người hướng nội khi họ khó bày tỏ ý kiến cá nhân hay nói lời từ chối người khác. Ở Nhi có sự chuyển biến về mặt này quả thực là một điều rất tích cực và nên duy trì để biến nó thành một cách hành xử tự nhiên theo bản năng. Hướng gì thì hướng chứ khi chúng ta làm trái với lòng mình hay không nói lên được tiếng nói của mình thì khó chịu lắm ^^
Hong biết tại sao mà đọc xong bài này tự nhiên thấy buồn á Linh. Tính cách ăn sâu vào máu rồi, có thay đổi cũng chỉ là thay đổi bề nổi còn sâu bên trong bản chất vẫn vậy. Đôi khi còn bi quan tới mức nghĩ rằng tính cách mình tạo nên cuộc đời bất hạnh của mình, mình chẳng thấy vui vẻ, hạnh phúc chút nào. Không phải lúc nào cũng vậy đâu, nhưng đại loại là nhiều lúc bị tụt mood hay gặp chuyện chẳng ổn, mình vẫn hay lôi tính cách ra làm cái cớ vậy đó. Tính cách mà biết nói chuyện, nó sẽ bảo là “Em cũng tủi thân lắm chớ bộ, chuyện gì chị cũng đổ tại em” 😛
Mình nghĩ tính cách mỗi người ai cũng có một phần khiếm khuyết nào đó, với chúng ta hay nhìn vào mặt hoàn hảo của người khác rồi tự ti khi so sánh với bản thân. Bao dung với chính mình cũng là một kỹ năng cần học đó, mình phải hiểu mình thì mới thương mình được ^^