1. Theo quyển “Việt Nam văn phạm” của Trần Trọng Kim:

Mạo từ “các” cùng dùng để chỉ số nhiều như từ “những”. “Các” thường đứng trước danh từ chỉ người hay chỉ vật mà người ta đã biết rồi và đã được chỉ định trong não.

Có thể hiểu, “các” là mạo từ xác định và “những” là mạo từ không xác định. Ví dụ: Thưa các cô, các chú, các bác. => không thể thay thế bằng “những” được.

2. Theo GS.TS Mai Ngọc Chừ:

  • “Các” chỉ toàn thể
  • “Những” chỉ bộ phận

VD1: “Hôm nay thầy sẽ điểm danh để biết những em nào nghỉ học”.

Trong ví dụ 1, “những em” nghỉ học chỉ là một bộ phận nhỏ trong lớp học ấy, nếu dùng “các em” thì nghĩa là cả lớp đều nghỉ học.

VD2: “Những học sinh đã giành được giải thưởng trong kì thi này, các em đã mang niềm vinh dự về cho trường lớp!”

Trong ví dụ 2, “những học sinh giành được giải thưởng” chỉ là một bộ phận trong số các học sinh đi thi, còn “các em” trong tình huống này chỉ tất cả học sinh giành được giải thưởng đó.

Nếu bạn cảm thấy đồng điệu và rút tỉa được điều gì đó từ bài viết trên, bạn có thể ủng hộ blog để Chơn Linh có thêm động lực chia sẻ nhiều hơn trong tương lai.

Author

"Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này." - Gandhi

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.