Khi đọc một số cuốn sách, độc giả có thể dễ dàng bắt gặp một số câu như thế này:

  • “Chúng ta có thể tái cấu trúc lại để khéo léo tránh được những phản ứng tức thời ngăn trở mình đánh giá khách quan và thấu đáo hơn về môi trường xung quanh.”
  • “Tài nguyên của Trái đất đang cạn kiệt nhanh hơn so với thời gian cần có để hệ sinh thái tự nhiên tái tạo lại.”
  • “Mô hình khai thác tài nguyên hiện tại không chú trọng đến việc tái đưa các sản phẩm hết giá trị sử dụng quay trở lại nền kinh tế.”

Từ “tái” (再) là một từ Hán Việt, có nghĩa là lại, lần nữa, làm lại. Do vậy, việc sử dụng cấu trúc tái + động từ + lại sẽ khiến cụm từ trở nên lặp và thừa chữ không cần thiết. Cụ thể:

  • tái cấu trúc lại = cấu trúc lại lại
  • tái tạo lại = tạo lại lại
  • tái đưa các sản phẩm quay trở lại = đưa các sản phẩm quay trở lại lại

Lỗi ngữ pháp này xuất phát từ thói quen sử dụng trong văn nói, do khi nói chúng ta quen nói lặp từ để tạo thành nhịp chẵn trong câu hoặc thích chêm từ có dấu nặng để tạo thành một âm cân bằng với những âm toàn dấu sắc trước đó (tính âm hưởng của thanh điệu). Chẳng hạn như nói cụm “tái cấu trúc lại” thì nghe suông tai hơn là chỉ nói “tái cấu trúc”.

Để sửa lỗi này, bạn có thể viết theo một trong hai cách sau:

  • Sử dụng thuần Hán Việt: “Chúng ta có thể tái cấu trúc để khéo léo tránh được những phản ứng tức thời…”
  • Sử dụng thuần Việt: “Chúng ta có thể cấu trúc lại để khéo léo tránh được những phản ứng tức thời…”
Theo dõi
Thông báo của
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luận để cảm ơn hoặc chia sẻ ý kiến của bạnx