Gần 3 tiếng ngồi xem Cloud Atlas (Vân Đồ) – một bộ phim được ví von như thiên sử thi về loài người nói về chủ đề tiền kiếp và luân hồi mà trong đó, mỗi hành động của mỗi cá nhân lại có tác động, ảnh hưởng tới những con người khác tại quá khứ, hiện tại và tương lai. Đến phút cuối, không thể kiềm được nước mắt ở phân cảnh Sonmi, một người nhân bản cũng phải bật khóc khi chứng kiến người mình yêu Hae-Joo Chang chết.
“Nếu muốn biết hành động của quá khứ thế nào thì hãy nhìn đời sống hiện tại. Nếu muốn biết đời sống trong tương lai ra sao thì hãy nhìn vào hành động hiện tại.” (Khế kinh)
Gần đây, khi mình khởi phát ý niệm muốn tìm hiểu về chuyên đề tiền kiếp, cả vũ trụ dường như đáp lại điều mình mong muốn. Không hẹn mà gặp, không tìm mà đến, không cầu mà thấy, tự nhiên có những con người, những quyển sách, những bộ phim, những bài viết đột nhiên xuất hiện và dàn trải trước mặt mình một cách có hệ thống
Chẳng hạn, bộ phim Cloud Atlas này mình được một chị bạn trên Facebook 2 năm trời không nói chuyện, vô tình có việc in ấn nhờ chị, thế là tới nhà chị rồi lại được tặng một quyển sách về luân hồi và được giới thiệu xem phim Cloud Atlas. Mà cái hay ho nữa là tác giả quyển sách đó lại là một nhân vật được đề cập trong một quyển sách khác mình đang đọc về chủ đề tiền kiếp. Vạn sự tưởng chừng như ngẫu nhiên, hóa ra lại đều hữu duyên.
Cuối phim, mình cực kỳ ấn tượng với màn đối thoại của nhân vật Adam Ewing với cha vợ mình. Adam Ewing là một luật sư sống năm 1984 đã đấu tranh với cha vợ mình là giai cấp thống trị về việc bãi bỏ chủ nghĩa nô lệ. Câu chuyện của anh là một trong 6 câu chuyện của phim Vân Đồ.
– Nhưng không phải đại dương bao la cũng là nhiều giọt nước tạo thành mà nên ư?
Tên của bộ phim, cũng là tên của bản nhạc The Cloud Atlas Sextet – Lục Tấu Vân Đồ do nhân vật nhạc sĩ Robert Frobisher sáng tác trước khi tự tử chết. Ý niệm của Robert khi sáng tác bản nhạc trên, cũng như đoạn đối thoại của Adam đều lý giải cho cái tên Vân Đồ và chủ đề tiền kiếp:
“Mỗi con người như một giọt nước trong đại dương bao la vô tận, không có điểm bắt đầu và cũng không có nơi kết thúc. Vòng đời của mỗi giọt nước nhỏ bé ấy là một chu kỳ bất tận: nước theo mưa từ mây rơi xuống đất, theo sông chảy ra đại dương, ở đây nước lại bốc hơi tạo thành mây và rơi xuống tiếp thành mưa ở vẫn những đại dương ấy. Đời ta không chỉ của riêng ta mà cùng rất nhiều người khác tạo thành một bản đồ mây, sẽ còn đầu thai và tái ngộ ở những kiếp sau. Những hành động, quyết định của bạn sẽ còn tác động và ảnh hưởng qua lại mãi về sau. Cho dù đó là thiện nghiệp hay ác nghiệp thì nó đều khai sinh ra tương lai của chính mình.”
Nhà Phật cũng có một câu dạy rằng: Kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua. 500 ở đây chỉ là con số áng chừng minh họa cho sự tác tạo của nhân duyên. Ngay từ nhỏ, mình cũng đã tin rằng giữa biển người mênh mông, gặp được nhau, học chung một lớp, làm chung một chỗ, hay yêu nhau, đều là những cái duyên vận hành trong quy luật của vũ trụ. Nếu ở điểm bắt đầu, chỉ cần chệch đi một hướng, lựa chọn rẽ sang một hướng khác, thì tất đã không gặp những con người ấy, không sống chung một môi trường với họ. Bởi vậy nên vạn sự trên đời, không có gì là tự nhiên xảy ra, bởi ngay cả những gì gọi là tự nhiên, vốn dĩ cũng đã có sự an bài.
Từ biển quay trở lại về sông, từ sông bay lên trời thành giọt nước, từ hơi nước tụ lại ở trong mây. Trong một lần nhập định, mình được dạy về chủ đề tiền kiếp:
“Tiền kiếp của con người cũng như một dòng sông, chảy dài qua thời gian, có quá khứ, hiện tại và vị lai. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Bất kì dòng sông nào cũng có nguồn cội, điểm khởi phát của linh hồn chính là Đấng Tối Cao hay Đức Thượng Đế tùy theo quan niệm của từng tôn giáo. Hành trình của linh hồn trong quá trình đi tìm chính mình cũng chính là hành trình trở về với cội nguồn, với bản chất tâm linh để tiến hóa linh hồn, trở về với Thượng Đế.”
Nghe bản Lục Tấu Vân Đồ – bản nhạc do chính đạo diễn Tom Tykwer và 2 nhà soạn nhạc Johnny Klimek, Reinhold Heil sáng tác chỉ từ những lời mô tả của nhà văn David Mitchell (tác giả quyển sách Cloud Atlas):
4 bình luận
Phim thuộc thể loại khó hiểu đòi hỏi người xem phải chiêm nghiệm. Tuy nhiên tại làm từ lâu nên cũng khó cho nhân viên
Cho hỏi cuốn sách về luân hồi mà bạn kể tên ở trên là gì? Có thể chia sẻ tên sách được không? Xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn. Về chủ đề này thì mình nghĩ có cuốn Hành trình của Linh hồn hoặc cuốn sách Muôn kiếp nhân sinh của tác giả Nguyên Phong cũng thú vị để đọc.
Mấy quyển trên mình đọc hết rồi 😀 Bạn có thể tìm đọc:
– Các quyển sách về tiền kiếp của Đặng Văn Thông, bác sĩ Brian L. Weiss (ebook)
– Khám phá hậu kiếp và tiền kiếp (bản sách giấy)
– Những bí ẩn cuộc đời – Nguyễn Hữu Kiệt
Đây là các tác giả mình tâm đắc về chủ đề này 🙂