Chơn Linh kể như vầy, có 2 bạn sinh viên nọ apply vào dự án của Chơn Linh xin cộng tác. Chơn Linh mới nhắn tin thông báo lịch phỏng vấn cho các bạn, thời gian vầy, địa điểm vầy vầy. Cái rồi Chơn Linh đợi 10 phút, 1 tiếng, rồi 24h sau các bạn vẫn im lặng như chưa hề nhận được tin nhắn. Thế là Chơn Linh mới gửi email thông báo một lần nữa cho các bạn về lịch phỏng vấn. Và lại tiếp tục chờ đợi, 48h sau đó các bạn mới rep lại email.
Ta nói, nếu Chơn Linh mà là nhà tuyển dụng còn các bạn là ứng viên xin việc làm thì 2 bạn đã bị Chơn Linh cho rớt từ bãi giữ xe Thiên Đình rồi huống hồ bày đặt bon chen vào cổng Thiên môn. Phải chi cái tin nhắn giá năm ngàn bạc, mười ngàn bạc tiếc tiền nhắn tin thì hổng nói gì. Đằng này có mấy trăm lẻ một cái tin nhắn, đi siêu thị thối tiền 200 lẻ nhiều người còn hổng thèm lấy, vậy mà mấy bạn cũng tiếc tiền nhắn lại, hoặc là các bạn lười tới mức chả buồn nhắn tin chi cho mệt mà để lướt lướt Facebook sướng hơn.
Chơn Linh nhớ thời còn là hạc sinh ở trển, có một người bạn ở kí túc xá Thiên cung có nhờ Chơn Linh chở lên trường giùm. Chơn Linh mới dắt xe ra ngoài, nhắn tin báo cho bạn biết là mình đang đứng đợi ngoài cổng nè, xuống lẹ đi. Giữa giờ Ngọ trời đứng bóng, nắng tới mỡ mấy con heo còn chảy, Chơn Linh chờ đợi 1 phút, 2 phút, 3 phút, 5 phút và hổng biết mình có đánh rơi nhịp nào không. Bực bội, Chơn Linh mới bấm máy gọi điện cho bạn hỏi mày đang ở đâu sao giờ này chưa ra. Bạn bắt máy và cười hơ hớ, nói có người khác chở đi rồi mà nãy quên trả lời tin nhắn. Từ đó các bạn đồng môn không bao giờ thấy Chơn Linh làm việc nhóm chung với bạn đó, bởi thể loại như vậy mình phải cạch mặt ra, gần mực sao mà rạng nổi.
Có một cô giảng sư than phiền với Chơn Linh, tụi hạc sinh bây giờ nó kì cục quá, mỗi lần gửi email cho cô chỉ gửi cái mail cộc lốc, hiếm có chào hỏi dạ thưa đàng hoàng tử tế. Nhiều khi giảng sư gửi mail mà tụi hạc sinh nhận được cũng chả thèm reply lại tụi em đã nhận được rồi. Tình trạng này không chỉ cô mà Chơn Linh cũng gặp hoài, nhất là khi làm việc nhóm. Kể nghe, nhóm có chục người, Chơn Linh làm nhóm trưởng (vì đẹp đẽ nhan sắc quá mà), gửi cái email phân công cho cả nhóm. Rồi sau đó, một vài người trả lời, vài ngày sau, tiếp tục vài người trả lời, thậm chí có nhiều đứa thấy mail rồi cũng chả thèm rep cứ như chả phải chuyện của nó vậy.
Chơn Linh thấy có nhiều bạn trẻ tánh kì, mỗi lần các bạn lên in tẹc nách, các bạn truy cập vô trình duyệt web thì cái trang mở lên đầu tiên bao giờ cũng là Facebook, và trang cuối cùng các bạn tắt đi cũng là Facebook. Nếu bạn đọc tới đây thấy giống mình quá thì biết là tánh bạn kì tới háng rồi đó nha, và nhớ là đi tắm phải kì các bộ phận có dấu sắc cho sạch sẽ. Chơn Linh bày cho vầy, lần sau vô web nhớ mở hộp mail trước tiên dầu đang đi làm hay đang đi hạc, phải check xem hôm nay có ai gửi email tới mình hôn. Chuyện nào gấp thì mình rep trước, chuyện hổng gấp phải quánh dấu lại từ từ rep sau, nhưng nhớ là làm gì làm cũng phải rep hết, chứ hổng phải mở mail lên đọc rồi im ru, như vậy người ta kêu là mù mà bày đặt đọc chữ. Cái rồi, sau khi chơi in tẹc nách, lướt Facebook đã đời, cái cuối cùng phải xem trước khi tắt máy là email, để coi nãy giờ có ai phản hồi lại gì với mình không thì mình cũng trả lời lại cho họ. Như vậy bảo đảm ai cũng quánh giá bạn thiệt là phong độ, bạn thiệt là chuyên nghiệp.
Các bạn cứ tưởng tượng như vầy, giả dụ mình đang đi ngoài đường, tự nhiên có ai đó kêu tên mình, Tí ơi, Tèo ơi, Cà Na Xí Muội ơi, Sương Sa Sương Sáo Hột Lượu ơi… Lúc đấy, bạn nghe người ta kêu, xong rồi bạn im lặng quay lưng đi tiếp. Với bạn bè thì người ta kêu bạn mất nết, với những người lớn hơn thì gọi là mất dạy. Nghe mà hổng thèm trả lời là hổng tôn trọng người khác, nói nặng hơn là xem lời nói của người ta không có trọng lượng gì. Ủa sao hổng nhẹ nhàng dzui dzẻ đáp lại, dạ em Tí đây, dạ em Tèo đây, anh chị gọi có chi hôn nè, anh chị kêu em cái gì nè, em nghe anh chị kêu rồi nè bla bla. Nghe như vậy thì ông cũng vui, bà cũng sướng, cả làng đều vui lây.
Còn một trường hợp như vầy phải kể nữa nè, ở trên thiên giới lâu lâu Chơn Linh buồn miệng hay rủ bạn đồng môn đi ngao du sơn thủy, xem khỉ ho cò gáy chó ngáp ruồi bu cho bớt rảnh quỡn. Cái rồi Chơn Linh viết một cái xì ta tớt rồi tát bốp bốp vô mặt mấy bạn trong group, lại mới lòi ra vụ nhiều đứa seen mà không thèm bình luận. Đi được thì nói đi, đi hổng được thì kêu hổng đi được, chưa biết thì nói chưa biết, mắc mớ chi mà im re như con le le vậy trời. Ghét cái nữa là có mấy đứa chỗ có dấu sắc hay bị nhức ngứa (ví dụ như nhức nách, ngứa nách) hay có kiểu trả lời lấp lửng, mập mờ như tao chưa biết nữa, để tới đó rồi tính. Cái rồi tới thời điểm mà nó nói, đúng lúc đúng duyên, Chơn Linh chả thấy nó trả lời con khỉ gió gì mà im ru gà rù nằm trong lu với chim cúc cu luôn nên thôi cũng kệ bà nó. Ăn chơi cũng phải có tâm nha mấy chế!
Kể nốt vụ cuối, Chơn Linh rất chăm hạc nên đi hạc rất nhiều lớp trên Thiên đình. Và vô lớp nào, mỗi lần giảng sư đặt 1 câu hỏi mà có 2 đáp án A hoặc B thì bao giờ cũng có 4 thể loại trong truyền thuyết sau đây xuất hiện:
– Thể loại thứ hai chọn B.
– Thể loại thứ ba nhức nách ba phải chọn cả A và B.
– Thể loại thứ tư là bị câm đột xuất nên hổng thèm trả lời, nó ngồi im luôn.
Chơn Linh nói nghe vầy, nếu người ta cho bạn một sự lựa chọn thì dù không biết hãy cứ chọn đại đi, ít ra bạn cũng có được 50% cơ hội dù đúng dù sai. Biết đâu chọn A đúng được giảng sư cộng 1 điểm, chọn B sai được giảng sư cho nửa điểm, còn ba phải thì trừ nửa điểm, riêng câm đột xuất phải trừ vài điểm vì tội không chịu phản hồi mà chảnh hàng.
Chơn Linh viết dài vậy đó, nhưng mà viết có tâm lắm, mấy bạn trẻ đọc nhớ hạc và áp dụng nguyên tắc phản hồi vào trong cuộc sống để được xã hội xem là có tứ chi và ngũ căn đầy đủ nghe hôn. Còn ai đọc mà bỏ ngoài tai thì Chơn Linh trù ẻo cho đi ngoài đường mắc cầu mà không tìm được toilet.